Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Tuyển sinh du học nhật bản kỳ tháng 7/2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
DU HỌC NHẬT BảN NHẬP HỌC Kỳ THÁNG 7/2015
 Công ty CP hợp tác Giáo dục & Đào tạo nhân lực Quốc tế Samurai xin trân trọng thông báo đến toàn thể những ai yêu mến Nhật Ngữ. Những ai mong muốn có một lần được đặt chân đến xứ sở Phù Tang để học tập và làm việc…Kỳ nhập học tháng 07/2015 đã chính thức nhận hồ sơ từ ngày T12/2014 đến ngày 30/6/2015, thông tin tuyển dụng cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG

Học sinh đã tốt nghiệp PTTH, Cao đẳng hoặc Đại học từ 18 – 28 tuổi
Biết tiếng Nhật (chưa biết sẽ được công ty đào tạo)
Chưa từng bị Cục xuất nhập cảnh Nhật bản trục xuất
Các Tu nghiệp sinh quay về hợp pháp
Tiếp nhận cả hồ sơ đã từng bị cục xuất nhập cảnh từ chối

Thời gian xuất cảnh

Tháng 7 năm 2015 (nộp hồ sơ trước ngày 30/6/2015)

  II. QUYỀN LỢI DU HỌC NHẬT BẢN

  • Đảm bảo visa 100% cho học viên sang Nhật 4 đến 6 tuần (thu thập bình quân từ 30 đến 50tr/tháng)
  • Học phí rẻ, đóng làm nhiều lần
  • Có nhiều lựa chọn trường trong số hơn 200 trường Samurai Education làm đại diện tuyển sinh chính thức (Điều này rất quan trọng vì bạn có nhiều lựa chọn với mức chi phí phù hợp nhất).
  • Được tư vấn miễn phí các thủ tục chuyển tiếp, thi vào các trường chuyên môm, đại học, xin việc làm sau khi tốt nghiệp
  • Học sinh chỉ pải nộp theo đúng
  • HÓA ĐƠN GỐC của nhà trường
  • Thời gian học tập tại Nhật từ 5 – 7 năm, đặc biệt kết thúc khoá học sẽ được hỗ trợ thủ tục xin visa làm việc 3 năm/lần hoặc visa định cư vĩnh viễn tại Nhật
  • Các văn phòng đại diện tại Nhật Bản luôn sẵn sàng hỗ trợ tối đa các yêu cầu của học viên trong suốt quá trình học tập, làm việc trên đất nước mặt trời mọc
III. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC

a). Quá trình học tại Nhật

  • .Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm thời gian học
  • ·Thời gian học một ngày từ ( 3 đến 5 tiếng). Sáng từ 9h đến 12h hoặc chiều từ 1h30 đến 5h30
  • ·Giai đoạn 2: Học chuyên môn, cao đẳng, Đại Học từ 2 đến 4 năm bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.
  • Đặc biệt: Đối với các bạn đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học việc lựa chọn du học sẽ tốt hơn cho các bạn vì với tấm bằng Đại học bạn chỉ cần học từ 1 đến 2 năm sau đó chuyển sang Visa dài hạn làm việc tại Nhật, cơ hội định là rất cao.
b). Thời gian làm thêm tại Nhật
  • Sau khi tới Nhật và hoàn thành các thủ tục cần thiết từ 2 đến 5 tuần, học viên sẽ được Nhà trường và văn phòng đại diện của Samurai Education giới thiệu công việc làm thêm.
  • Thời gian làm thêm 4h/ngày thường và 8h/ngày thứ bảy, Chủ nhật. Mức lương thông thường từ 1.200USD đến 2.000USD/tháng.
  • Mức lương trên chưa kể các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân, thu và các ngày lễ mỗi kỳ bạn được phép đi làm 8h/ngày. Mức lương cũng thay đổi nếu khả năng tiếng Nhật của bạn tăng lên, từ 2.000 – 3.000 USD/tháng. Với mức lương như vậy, SV không những tự trang trải chi phí ăn ở mà còn đóng có thể đóng góp học phí cho các kỳ tiếp theo.
IV. CHÍ PHÍ :
260 triệu ( Bao gồm 1 năm học phí và 6 tháng ở Ký túc xá)
240 triệu (1 Năm học phí và 3 tháng Ký túc xá)

V. KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT DỰ BỊ TRƯỚC KHI XUẤT CẢNH
  • Những HS – SV chưa biết tiếng Nhật hoặc năng lực tiếng Nhật chưa đạt cấp độ 5 (sơ cấp) sẽ tham gia khóa học tiếng Nhật dự bị trước khi xuất cảnh.
  • Lớp học khai giảng liên tục hàng tuần.

VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

Bản gốc học bạ và bằng cấp 3;
Bản gốc bảng điểm và bằng Cao đẳng, Đại học (nếu đã tốt nghiệp CĐ, ĐH);
Sơ yếu lí lịch (xác nhận trong 6 tháng gần đây);
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có công chứng tất cả các trang);
Giấy khai sinh (bản sao);
10 ảnh 4×6 và 4 ảnh 3×4 (phông nền trắng, áo có cổ);
Chứng minh thư của học sinh và bố mẹ (bản sao, công chứng);
Hộ chiếu (bản gốc, có thể nộp sau);
Các giấy tờ tài chính có liên quan (công ty sẽ tư vấn chi tiết);
Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (sẽ nhận sau khi thi);
Mọi chi tiết liên hệ Công ty tư vấn du học SAMURAI
CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHÂN LỰC QUỐC TẾ SAMURAI
TRỤ SỞ CHÍNH SAMURAI.EDU.VN
Tòa Nhà SAMURAI: 48 – 49 Lô 6, Đền Lừ II, P. Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline: 04 3634 3956 & 0989 687 305 – Fax: 04 3634 3958
Email: info@samurai.edu.vn
wWw.Samurai.Edu.Vn
wWw.DuHocNhat.Pro

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Sự phát triển mô hình tuyển chọn thực tập sinh Nhật Bản

Sự phát triển mô hình tuyển chọn thực tập sinh Nhật Bản

Chương trình thực tập sinh Nhật Bản giờ đây đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đối tượng tham gia được kéo rộng, những tiêu chuẩn về bằng cấp, ngoại hình, chiều cao, cân nặng,... đang dần mất đi. Thực tập kỹ năng tại Nhật Bản đã dần chuyển sang bản chất thuần xuất khẩu lao động, những công việc mang tính chất giản đơn, không yêu cầu tay nghề, không yêu cầu kinh nghiệm càng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Đây là điểm rất đáng mừng cho lớp lao động phổ thông trong nước hiện nay, họ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc thu nhập cao, tiếp cận môi trường làm việc tốt hơn.
Lao động phổ thông “dễ” đi Nhật hơn lao động tay nghề
Cơ hội làm việc tại Nhật Bản đang dễ hơn bao giờ.
Về vấn đề này thì chắc chắn là chính xác, theo như kinh nghiệm tuyển chọn lao động Nhật Bản của các cán bộ tuyển dụng các công ty xuất khẩu lao động. Hiện tại phần lớn những đơn tuyển dụng của xí nghiệp Nhật Bản (hay trong ngành gọi là đơn hàng) đang có những tiêu chí tuyển chọn Thực tập sinh rất dễ dàng, phần lớn chỉ yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông và có ngoại hình, nhanh nhẹn. Trong khi đó, các ngành tuyển chọn thực tập sinh lại tập trung chủ yếu là xây dựng, nông nghiệp, thực phẩm, điện tử,... những ngành nghề trên hầu như không yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm làm việc.
tu nghiệp sinh nhật bản
Bên cạnh đó, nguyện vọng của nhà tuyển dụng (xí nghiệp Nhật Bản) thì luôn muốn tuyển chọn những cá nhân có cơ bản tốt để đào tạo từ đầu
Vậy là, lao động phổ thông thường có mong muốn là sang Nhật càng nhanh càng tốt, họ không phân biệt xây dựng hay nông nghiệp, cơ khí hay thực phẩm,... dẫn đến lớp lao động phổ thông thường sang Nhật nhanh hơn.
Lớp lao động có tay nghề thường có xu hướng chọn những nghề phù hợp với ngành mình học để “dễ đi hơn” và có cơ hội tìm việc khi về nước, cơ hội phát triển kỹ năng, tay nghề, chuyên môn. Khi tỷ trọng tuyển chọn lao động của những nghành nghề này giảm xuống kèm theo cơ hội làm việc tại Nhật của họ cũng hẹp dần theo
Hiện nay, những ngành phổ biến và vẫn được tuyển rất nhiều như: may, cơ  khí hàn, tiện, xây chát, ốp lát, mộc xây dựng. Những nghề đang dần ít tuyển hơn là: cơ khí phay, bào, gắn máy, kim loại miếng, gia công đồ mộc nội thất, nhôm kính, chống thấm, xe chỉ, dệt, nhuộm, rèn khuôn, xử lý hóa chất, điện tử (nam)
Lao động chuyển hướng
Gần đây thì nông nghiệp đang là ngành được nhiều lao động thích tham gia (điều này khác hẳn với trước đây). Điều này do kinh nghiệm của các lớp lao động trước hướng dẫn lại, trước kia thì dây truyền sản xuất, linh kiện điện tử là ngành rất nóng. Những công việc này có tính chất dây truyền nên việc làm liên tục 8 tiếng thường gây căng thẳng, mệt mỏi cho người lao động. Lao động Việt Nam thường “sốc” khi sang Nhật làm việc do văn hóa làm việc quá tập trung trong giờ làm việc ở đất nước mặt trời mọc này.
Ngược lại, ngành nông nghiệp thường có nhiều việc làm thêm, công việc lại nhiều thời gian chết và có không khí khá thoải mái, ít bị áp lực về sản phẩm.
Không còn “kén” ngành
Lao động tay nghề tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học trong cả nước ngày càng tham gia nhiều hơn theo chương trình thực tập sinh Nhật Bản này. Khi những đợt thi tuyển đúng với ngành nghề không nhiều, một bộ phận bỏ cuộc, phần còn lại tiếp tục với những ngành nghề khác, hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn đã học tại trường. Với tâm lý “đâm lao thì phải theo lao”, phần lớn đều rất thất vọng với công việc trái chuyên môn sẽ làm tại Nhật Bản. Nhưng kết quả thường khá khả quan, trích lời một nhân viên hướng dẫn Thực tập sinh: “Sau khi sang Nhật, tiếp cận với môi trường làm việc rất tiên tiến, môi trường sinh hoạt rất tốt và đặc biệt có nguồn thu nhập cao, nhiều lao động có gọi về cảm ơn chúng tôi, tất cả trong số họ cảm thấy hài lòng với quyết định đã chọn. Đã có những trường hợp sau khi thấy xí nghiệp mình đang làm (trong ngành nông nghiệp) sang Việt Nam tuyển lao động đợt tiếp theo đã giới thiệu người nhà tham gia phỏng vấn thi tuyển, đặc biệt hơn khi những người được giới thiệu này đều đang đi học cao đẳng đại học hoặc đang làm việc ổn định”
tuyển chọn đơn hàng đi tu nghiệp sinh nhật bản
Đi nhanh để học tiếng
Sinh viên mới tốt nghiệp, không tìm được việc làm phù hợp mong muốn đi với mục đích học tiếng là chính, tiếp theo là tìm kiếm thu nhập mà gần như không quan tâm nhiều đến phát triển ngành nghề đã học tại các trường đại học, cao đẳng. Thông thường, Thực tập sinh Nhật Bản sau 3 năm về nước có năng lực tiếng Nhật khoảng N3. Đây là điều kiện thỏa mãn rất nhiều vị trí trong các công ty liên doanh Việt Nhật. Hướng đi này đang dần phổ cập và cũng là hướng đi rất đúng đắn của các bạn trẻ.
Kết lại, để đặt chân lên đất nước Nhật Bản làm việc không khó, tuy nhiên do thời gian đi vẫn còn dài, chi phí tương đối cao nên cũng là trở ngại cho nhiều bản trẻ khi điều kiện gia đình không cho phép. Còn nhiều hướng cho các bạn tham gia như các hợp đồng 6 tháng, 1 năm. Giữ cho mình hướng đi, hướng phát triển bản thân và tìm kiếm thu nhập là điều tốt, nhưng đừng quá mong đợi vào những công việc mơ ước với thu nhập “khủng” để dễ bị căng thẳng, suy sụp khi không thể đi được hoặc công việc không như mong muốn

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Thực tập sinh và tu nghiệp sinh bạn đã hiểu đúng về chương trình này?

Thực tập sinh và tu nghiệp sinh bạn đã hiểu đúng về chương trình này?

Hiện tại trên một số trang thông tin rao vặt tuyển chọn lao động Nhật Bản theo chương trình Tu nghiệp sinh. Vậy thực chất thì người lao động có đúng là đi theo visa Tu nghiệp sinh hay không?
Như ta đã biết phần lớn lao động sang Nhật Bản làm việc với mục đích kiếm tiền, có công việc thu nhập cao và chủ yếu đi theo những công việc lao động phổ thông. Dù đi với hình thức nào, thực tập sinh hay tu nghiệp sinh và kể cả là kỹ thuật viên thì về bản chất vẫn là đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.,
phân biệt giữ tu nghiệp sinh và thực tập sinh nhật bảnChương trình tu nghiệp sinh trước kia tập trung vào mục đích đào tạo nguồn lao động Việt Nam để sau 3 năm về phát triển xây dựng đất nước. Chương trình này rất khắt khe về tuyển chọn, yêu cầu cao về tiếng và những quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật. Năm đầu thì Tu nghiệp sinh chỉ thuần là học việc, chỉ được trợ cấp lương đủ ăn, trong 3 năm gần như không được làm thêm do vậy thu nhập khi theo chương trình này không để lại gì nhiều.
Sau năm 2009, Nhật Bản chuyển đổi hình thức tiếp nhận lao động Việt Nam theo hướng: tiếp nhận nhiều hơn lao động với mục đích đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động phổ thông. Quy định về lương, làm thêm cũng dễ thở hơn, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động. Cũng chính từ đây mà xu hướng đi Nhật Bản làm việc rộ lên trong lớp lao động trẻ ở các tỉnh có truyền thống đi lao động nước ngoài.

Hiện tại, chỉ còn phổ biến hình thức xin VISA Thực tập sinh để đi lao động, nhưng do thuật ngữ này không được hay và thói quen của những người đi Tu nghiệp về nước nên ở nhiều trang tin vẫn đăng tuyển Tu nghiệp sinh Nhật Bản là vậy


Sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này không gây ảnh hưởng gì đến hướng đi của người lao động, và về bản chất nó là hình thức xuất khẩu lao động sang quốc gia tiên tiến hơn. Có một thời gian nhiều người hiểu nhầm chương trình thực tập sinh là du học vừa học vừa làm. Điều này là hoàn toàn sai, do bộ phận tư vấn của các công ty du học Nhật muốn lôi kéo người lao động tham gia. Hoàn toàn không có chương trình du học vừa học vừa làm Nhật Bản. Thuật ngữ du học vừa học vừa làm là khi tiếp nhận sinh viên, trường xác định cho học viên học nửa buổi và làm nửa buổi ở nơi trường chỉ định. Con du học Nhật là các sinh viên đi làm “chui”.
Tóm lại, Visa hiện tại là thực tập sinh, còn các bạn có thể hiểu theo hướng Thực tập sinh hay tu nghiệp sinh đều được. Và hoàn toàn có thể hiểu theo nghĩa là : tu nghiệp sinh dành cho những ngành nghề yêu cầu cao về tay nghề (tu nghiệp ngành cơ khí, công nghệ, xây dựng,…). Thực tập sinh dành với những ngành nghề đơn giản mang tính chất thực tập kỹ năng hơn như: chế biến thực phẩm, may, nông nghiệp,…

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Du học Nhật Bản và cách phỏng vấn xin việc làm thêm trong tiếng Nhật

Du học Nhật Bản và cách phỏng vấn xin việc làm thêm trong tiếng Nhật


Một phong thái tự tin và chuyên môn giỏi luôn là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Đặc biệt với các bạn du học sinh Nhật Bản xin việc làm thêm thì ấn tượng, phong thái luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng để giúp các bạn tìm được những công việc tốt nhất.
Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề tưởng chừng bình thường, quen thuộc, nhưng thật ra lại rất quan trọng sau đây:
   1. Trước khi vào bạn nên gõ cửa hai cái. Khi mở cửa vào thì bạn nên chào họ là:
        今日は![Tên bạn]と申します.どうぞよろしくお願いします.
        (Konnichiwa! [Tên bạn] to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu.)
        = Chào các anh chị! Tôi là XYZ. Xin nhờ mọi người giúp đỡ.

       2. Nếu muốn lịch sự hơn bạn có thể dùng là 願いいたします“onegai itashimasu”. 
      Ở đây 申します (Moushimasu) là dạng khiêm nhường của 言います (Iimasu).  

     Các bạn du học sinh nhớ nhé trong trường hợp bạn đang ngồi đợi ở trong phòng thì bạn nên đứng lên chào. 
 
sss

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Tuyển sinh du học Nhật Bản nhập học kỳ tháng

Tuyển sinh du học Nhật Bản nhập học kỳ tháng 4/2015

Công ty CP hợp tác Giáo dục & Đào tạo nhân lực Quốc tế Samurai xin trân trọng thông báo đến toàn thể những ai yêu mến Nht Ng. Những ai mong muốn có một lần được đặt chân đến xứ sở Phù Tang để học tập và làm việc...Kỳ nhập học tháng 04/2015 du học nhật bản đã chính thức nhận hồ sơ từ ngày 10/06/2014 đến ngày 30/1/2015, thông tin tuyển dụng cụ thể như sau:

I. Đối tượng

Học sinh đã tốt nghiệp PTTH, Cao đẳng hoặc Đại học dưới 30 tuổi
Biết tiếng Nhật (chưa biết sẽ được công ty đào tạo)
Chưa từng bị Cục xuất nhập cảnh Nhật bản trục xuất
Các Tu nghiệp sinh quay về hợp pháp
Tiếp nhận cả hồ sơ đã từng bị cục xuất nhập cảnh từ chối

2. Thời gian xuất cảnh

Tháng 4 năm 2015 (nộp hồ sơ trước ngày 30/1/2015)

3. Chi phí: 220 triệu (bao gồm 1 năm học phí và 6 tháng ký túc xác)




Tuyển sinh du học Nhật Bản năm 2015 hệ vừa học vừa làm

  

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Những quy tắc cần biết khi tham gia xuất khẩu lao động.

Tin xuất khẩu lao động Nhật Bản Samurai - những tiêu chí, quy tắc cần biết dành cho những bạn đang có ý định hay đang tham gia xuất khẩu lao động nhật trong thời gian tới.
 xuất khẩu lao động nhật bản
1. Không phải là đi du lịch hay hái ra tiền
 Nhiều bạn chưa có dịp đi xa ngay trong nước nên khi có dịp “vi vu” bằng máy bay đến một miền xa lạ thì thật thú vị. Rồi nghe thông tin khi về ôm một đống tiền để đổi đời lại càng phấn khởi. Cần phải nói sòng phẳng: Đi xuất khẩu lao động, với cương vị là người đi làm thuê, bạn sẽ phải thực hiện các yêu cầu (hợp pháp) của người sử dụng lao động, có thể phải làm theo định mức hoặc sản lượng.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Những điều nên biết khi làm việc với người Nhật

Nhật Bản đang là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, để nắm bắt được các đặc điểm của đối tác là điều rất quan trọng. Qua bài viết này Tư vấn du học samura chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm cần thiết khi làm việc với người Nhật.
Nhật Bản luôn được coi là thị trường khó tính, Là đất nước đứng thứ 2 về kinh tế thì việc đòi hỏi cao các nhu cầu là điều tất yếu.
Để giữ được mối qua hệ làm ăn lâu dài với các đối tác là người Nhật thì bạn nên cần lưu ý điểm sau.


Cuộc sống nhật bản và những điều thú vị từ Nhật Bản

Nhật Bản là một nước mà nhiều người mơ ước được sống và làm việc, với các chế độ đãi ngộ mà chính phủ dành cho người dân cũng môi trường sống thân thiện và an toàn nhất thế giới. Do đó, nếu sống ở đây lâu khi bước ra ngoài bạn thậm chí còn có thể hơi sốc một chút.
Ở Nhật hầu như không có trộm cắp, cướp giật. Tôi ở đó gần chục năm cũng chưa bao giờ mất gì hay thấy giật đồ. Ban đêm 3 giờ sáng ra quán ăn là chuyện thường. Hồi đó, ngày nào 3 giờ sáng tôi vẫn thường đi lại (bằng xe đạp) để tới quán ăn. Ở Nhật có cái hay là một số quán cơm như Inoshiya hay Matsuya và các cửa hàng tiện lợi (kombini) mở 24/24. Nghĩa là, không lúc nào bạn đói cả. Tất nhiên là nếu bạn không có tiền thì mình không nói nhé! ^^

Những đồ dùng - vật dụng cần chuẩn bị trước khi sang Nhật

Rất nhiều người băn khoăn trước khi xuất cảnh, không biết mang những đồ dùng cần mang qua Nhật. Các đừng phải băn khoăn nhiều Tư vấn du học Nhật Bản Samurai sẽ liệt kê cho các bạn một loạt các đồ dùng vật dụng mà bạn có thể mang qua nhật và không cần thiết phải mang qua Nhật.

Vậy là bạn nhận được tư cách lưu trú và chuẩn bị sang Nhật du học? Thật là nhiều việc cần phải làm và một trong những việc đó là mang gì đi trong lần đầu sang Nhật. Dưới đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ với các bạn. À, nhớ cầm giấy cho phép lưu trú (Certificate of Eligibility) đi xin visa tại đại sứ quán hay lãnh sự quán Nhật Bản nữa nhé. Và khi mua vé bạn phải kiểm tra số cân được gửi kèm theo máy bay là bao nhiêu.

Chú ý đầu tiên: Số cân được mang theo

Đồ mang theo thường gồm 2 loại: Ký gửi theo máy bay và xách tay lên máy bay. Thông thường số cân sẽ như sau:
  • Hành lý ký gửi: 20 kg ~
  • Hành lý xách tay: Túi không quá 7 kg
Bạn phải kiểm tra số ký mang theo khi mua vé. Nếu bạn mang chất lỏng, dao kéo thì bạn phải để trong hành lý ký gửi vì lý do an ninh.
Nhớ cân ký hành lý trước khi ra sân bay!
Nhiều khi bạn mang rất nhiều mà lại tưởng ít, khi ra sân bay bị bắt bỏ lại hay phải đóng mức phí quá cân khá cao.

Mang gì sang Nhật trong lần đầu tiên?

Giấy tờ cần thiết

Bạn không được quên các giấy tờ cần thiết như:
  • Hộ chiếu
  • Vé máy bay
Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có. Nhớ mang túi nhỏ đeo theo người và mang các giấy tờ này theo người. Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm cả Boarding Pass kè kè theo người nữa.
  • Chứng minh thư: Không cần và không nên mang theo, nhỡ thất lạc.
  • Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh: Không cần và không nên mang theo.
Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.

Mang theo:
  • Học bạ cấp 3 và bằng cấp 3 bản sao công chứng + bản dịch tiếng Nhật: Cần nếu thi lên đại học
  • Bằng đại học/cao đẳng, bảng điểm bản sao công chứng + bản dịch tiếng Nhật: Nếu bậc học cao nhất đã tốt nghiệp là đại học/cao đẳng
Ảnh thẻ
Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm, gồm có:
  • Ảnh 3x4
  • Ảnh 4x6
Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.

Quần áo

Thường bạn sang vào tháng 4 (mùa xuân) hay tháng 10 (mùa thu), tiết trời sẽ lành lạnh cho nên bạn nên mang một cái áo ấm(loại có thể mặc trong mùa đông luôn) và đừng mang nhiều áo rét quá vì sang Nhật mua cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 2000 yên), áo Nhật lại rất ấm, nhẹ hơn hẳn Việt Nam - chống lạnh tốt hơn vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật. Mang nhiều áo rét quá thì sẽ rất tốn chỗ, lại không có lợi về kinh tế. => Đừng mang áo rét quá nhiều (quá 2)!
Ngược lại, bạn nên mang đủ nhiều áo thun, đồ lót, quần áo mỏng mặc ở nhà, v.v... và một vài áo khoác mỏng mặc mùa xuân hoặc mùa thu. Nên chọn những cái nào bạn ưng ý nhất thôi vì sang Nhật quần áo rất nhiều và cũng không hề mắc so với Việt Nam (ví dụ quần jean Uniqlo khá đẹp cũng tầm 2000 yên thôi, còn quần jean N&M ở Việt Nam cũng đã 500 ngàn rồi).
Tất nhiên là quần áo mỏng thì nên mang nhiều nhiều, vừa thay thường xuyên được lại có thể giữ ấm mà vẫn không tốn chỗ va ly.
  • Vớ (tất): Mang một cơ số đôi đi vì bên Nhật khá lạnh, không thì vào hàng 100 yên mua cũng được
Chú ý: Mùa xuân tháng 3, 4 ở Nhật khá lạnh nên nên mang một áo khoác dày! (Theo kinh nghiệm các bạn đã đi)
Và mùa hè sẽ tới nhanh nên bạn hãy mang nhiều nhiều áo thun mỏng (T-shirt) một chút vì mùa hè tại Nhật rất nóng và ẩm.
Đồ dùng vệ sinh cá nhân
Bạn nên mang đồ dùng cá nhân đủ dùng vì tuy bên Nhật có thể mua được nhưng không phải lúc nào bạn cũng đi siêu thị được ngay và cũng chưa biết chỗ nào rẻ. Với lại đồ trong siêu thị có nhãn tiếng Nhật nên cũng có khả năng mua nhầm nữa.
  • Quần áo lót: Nên mang đủ dùng và đủ thay
  • Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả: Nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ
  • Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai, kéo tỉa lông mũi: Mang theo mỗi thứ 1 cái
  • Gương, móc áo, xi đánh giày, xà bông v.v...: Không nên mang, ở Nhật ra hàng 100 yên thì đầy, lại rẻ hơn VN.
  • Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: Nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần (thời gian làm quen cuộc sống mới), nhất là các bạn nữ.
  • Khăn tắm, khăn mặt: Mang theo đủ dùng
Tiền
Nếu được nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY).
À, nếu bạn nghĩ tới ngày nhập cảnh về VN thì có thể mang tầm 500,000 VND để mua thẻ điện thoại chẳng hạn, hay nộp những loại phí mà không tiện nói tên!

Thuốc, đồ dùng sức khỏe

Nên mang theo thuốc cảm cúm, đường ruột (dị ứng, ho, sốt) mà bạn thường dùng với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 - 3 tháng là được), đừng mang quá nhiều vì chắc bạn chẳng bao giờ dùng tới, với lại bạn đi du học thì thường khá trẻ và khỏe, không khí và đồ ăn bên Nhật lại rất sạch nên cũng khó có gì xảy ra.
Bạn nên mang:
  • Vitamin C: Rau quả bên Nhật thường ít hơn và bạn chưa quen, ngoài ra giá cả thường mắc hơn thịt nên bạn mang vitamin C cho chắc, có gì còn bổ sung.
  • Các thực phẩm chức năng khác: Tùy loại bạn thường dùng.

Đồ ăn, đồ uống

Đồ uống: Không nên mang theo vì bên Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ (1 lít nước cam hay táo là 100 yên, 1 lít sữa là 100 yên => Rẻ gấp 2 - 3 lần giá cả tại Việt Nam), ngoài ra bạn cũng không xách tay được đồ uống lên máy bay (và cũng không cần vì máy bay có phục vụ đồ uống) vì lý do an ninh. Bạn chỉ nên mang nước suối để tránh mất nước khi đi tới sân bay thôi.
Đồ ăn: Nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn nên mang theo:
  • 1 thùng mỳ ăn liền
  • 1/2 ký chà bông (ruốc)
Đừng mang nhiều quá vì bên Nhật cái gì cũng có, và giá rẻ hơn ở Việt Nam (về trứng, tàu hũ, v.v...). Mỳ ăn liền và chà bông để thời gian đầu tiết kiệm tiền và chưa hợp khẩu vị đồ ăn Nhật mà thôi. Đằng nào thì bạn cũng không thể ăn mỳ liên tục được!

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền....
Giả sử bạn được mang nhiều hành lý (ví dụ vé ANA mang được 46kg) và bạn muốn tiết kiệm tiền ăn thời gian đầu sang Nhật thì bạn có thể mang nhiều đồ ăn đi, đặc biệt là gia vị:
  • 2 thùng mỳ ăn liền: Nên mua nhiều loại cho đổi vị
  • Tỏi: Ví dụ 1/2kg (Không phải bên Nhật không có, nhưng rau củ quả thường mắc)
  • Hành khô (hành tím): Ví dụ 1/2kg (Bên Nhật không có)
  • Tôm khô: 1/2kg (Dùng cho nhiều mục đích, đừng mang nhiều kẻo lại hỏng)
  • Cá khô: Vừa phải, có khi cá khô bên Nhật ngon hơn mà cũng không quá mắc
  • Bột nêm, ví dụ Knor: Khoảng 1kg nhưng nên mua loại nhiều túi nhỏ để dễ bảo quản thay vì 1 túi lớn
  • Trái ớt khô (Ớt tươi bên Nhật mắc)
  • X Chanh và tiêu thì khỏi mang. Tiêu bên Nhật không mắc, còn chanh thì có chai nước cốt chanh (chanh tươi bên Nhật khá mắc đấy).
  • Nước mắm: Có thể mang chai nhỏ nhưng phải bọc cẩn thận coi chừng bể, nhất là hành lý có thể bị quăng quật. Nước mắm có thể mua ở bên Nhật ở một số cửa hàng bán Asian Food.
  • Các loại đồ khô khác: Mang được bao nhiêu thì mang, nhưng mua nhiều coi chừng cháy túi
Ngoài ra, các siêu thị Nhật khi đến giờ (8 - 9 giờ tối) thì thường thực phẩm giảm giá khá nhiều (10 - 50%) nên nếu bạn canh đúng giờ và gặp may mắn thì cũng có thể tiết kiệm kha khá tiền ăn khi mới sang Nhật.

Máy tính xách tay, điện thoại

  • Máy tính xách tay: Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 - 240 V nên có thể sạc điện tại Nhật (ở Nhật dùng điện 100 V).
  • Điện thoại: Chú ý là băng tần điện thoại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau, nên có mang sang cũng không xài được. Bạn dùng để báo thức hay vào wifi (nếu điện thoại bạn bắt được wifi) thì được. => Mang hay không tùy bạn!
Không nên mang máy tính để bàn (desktop computer) đi, vì rất nặng, cồng kềnh mà lại "chở củi về rừng".

Từ điển, kim từ điển

Kim từ điển bên Nhật thường là Nhật - Anh, Nhật - Nhật nên bạn nên:
  • Mang từ điển giấy cả Việt - Anh lẫn Anh - Việt, loại tốt tức là có câu ví dụ đàng hoàng.
  • Nếu được: Mang từ điển giấy loại hai chiều Việt - Nhật, Nhật - Việt. Tuy nhiên chắc không có từ điển nào hay, nhiều khi cũng không chính xác lắm.

x Sách học tiếng Nhật, các sách toán lý hóa, v.v...

Đừng mang, chẳng có ích gì đâu. Tuy nhiên nếu có sách nào bạn tâm đắc thì mang cũng được. Nếu bạn muốn học tiếng Nhật, hãy dùng sách ở trường Nhật ngữ của bạn. Còn sách toán lý hóa thì nên học trực tiếp từ giáo trình hay đề thi của Nhật, như thế sẽ sát hơn, tiết kiệm thời gian mà khả năng đậu cao hơn nhiều.

x Đồ điện (Nồi cơm điện, v.v...)

Đừng mang, vì đồ điện bên Nhật xài điện 100V còn Việt Nam lại xài 220V nên bạn sẽ không dùng được. Bếp ga du lịch cũng thế, vì kích thước bình ga 2 nước khác nhau.

x Chén, bát, tô, đũa, thìa, v.v...

Đừng mang vì hàng 100 yên đều có.

x Dao, kéo

Chỉ được mang theo hành lý ký gửi thôi không được cầm lên máy bay, tuy nhiên không nên mang theo vì hàng 100 yên rất nhiều và rẻ.

Vở, bút viết, bút chì, v.v...

Thật ra thì cũng chẳng cần mang làm gì, tuy nhiên bạn nên:
  • Mang ít nhất một cái bút bi (để điền form ở sân bay nếu cần)
  • Một quyển sổ tay (để ghi chú ở sân bay)
  • Vở viết: Mang 1 quyển chắc ổn
Những thứ này hàng 100 yên có nhiều, giá chẳng bao nhiêu.

Con dấu

Ở Nhật người ta dùng con dấu cá nhân. Khi làm tài khoản ngân hàng bắt buộc bạn phải làm con dấu. Thường thì trường Nhật ngữ sẽ đặt làm con dấu giúp bạn, giá khoảng 2000 yên (20 USD). Nếu bạn muốn tiết kiệm khoản này bạn có thể tự làm con dấu trước ở Việt Nam (nhớ làm loại nào bền vào nhé, mất con dấu là làm thủ tục ngân hàng báo mất đó). Thường nếu bạn tên là gì thì làm con dấu tên đó, ví dụ tên là HƯƠNG thì làm con dấu tên HUONG hay HƯƠNG chẳng hạn.
Người Nhật thì làm con dấu là họ của họ, ví dụ 高橋 (Takahashi). Hàng 100 yên cũng bán con dấu, nhưng là các họ người Nhật, đôi khi có chữ kanji lẻ như 香 (Hương) chẳng hạn, nhưng ít. Bạn không định lấy tên là Inoue gì đó đấy chứ??
Con dấu cá nhân thường rất nhỏ, chỉ tầm 1 ngón tay, đường kính là tầm 1 cm thôi nhé. Nếu trường làm thì nên dặn họ làm thêm cả dấu tiếng Việt cho nó sang trọng!

Hàng 100 yên có gì?

Hàng 100 yên (百円ショップ hyakuen shoppu) hầu như có mọi thứ bạn cần trong cuộc sống hàng ngày, kể cả quần áo (tuy không hợp thời trang lắm). Dao, kéo, chén, đũa, tô, đũa dùng một lần, chén dùng một lần, nồi, móc áo, xi đánh giày, đồ vệ sinh cá nhân, bàn chải đánh răng, dây lưng, v.v.... đều có và giá còn rẻ hơn Việt Nam. Do đó bạn không nên mang những thứ mà hàng 100 yên có.

Những điều bạn nên nhớ khi sang Nhật lần đầu tiên

  • Đừng mang quá nặng và nhiều đồ không cần thiết (gồm sách vở Việt Nam, đồ điện, v.v...)
  • Mang ít thực phẩm và đồ dùng cá nhân theo cho những ngày đầu
  • Ở Nhật Bản thứ gì cũng có, trừ thực phẩm ra thì thứ gì hầu như cũng rẻ hơn và tốt hơn Việt Nam (Đố bạn tìm được thứ gì mà Nhật đắt hơn đấy!)
  • Đóng gói hành lý gọn gàng, nên dùng va ly kéo đi được (loại đủ tốt), nên mang: 1 va ly, 1 ba lô đeo, 1 túi xách đeo theo người (đựng giấy tờ hải quan)
  • Quần áo tại Nhật tốt và hợp thời trang => Đừng mang quá nhiều quần áo theo, chỉ mang quần áo đủ dùng
ĐỪNG BAO GIỜ MANG NHỮNG THỨ KHÔNG THỰC SỰ CẦN THIẾT!

Nếu Takahashi đi Nhật

Nếu tôi đi Nhật thì tôi sẽ mang các thứ sau:
  • Bắt buộc: Hộ chiếu, vé máy bay
  • Ảnh 3x4, 4x6 đủ nhiều (vài chục tấm), con dấu
  • Máy tính xách tay, điện thoại (làm đồng hồ báo thức), một USB, một ổ cứng di động (nếu có => dùng sao lưu cho chắc thôi, nhưng mua bên Nhật chắc rẻ mà tốt hơn)
  • Áo rét: 1 cái, áo khoác mỏng: 2-3 cái, áo thun: 5-6 cái, áo sơ mi (T-shirt): 1 cái mặc cho trang trọng, quần tây: 1 cái, giầy tây: 1 đôi, quần jean: 2 cái, quần lửng: 1-2 cái, quần lót: đủ xài cả tuần, vớ: 4-5 đôi
  • Bàn chải, tuýp kem đánh răng nhỏ, chai dầu gội nhỏ, chai sữa tắm nhỏ, đồ vệ sinh tai, kéo tỉa mũi, khăn mặt (vài cái), khăn tắm (mình thì chả cần!)
  • Giày (1-2 đôi chắc vừa), dép tông
  • Từ điển Anh-Việt-Anh, kim từ điển (nếu có), sổ tay, cây viết
  • 1 thùng mỳ, nửa ký chà bông, 1 tô có nắp, 1 đôi đũa, 1 thìa (không lại không biết ăn mỳ bằng gì!)
  • Vitamin C, thuốc cảm cúm, ho, đường ruột
  • Tiền: 5-10 vạn yên
Tư vấn du học Nhật Bản samurai đã list cho các bạn cơ bản các thứ đồ dùng vật dụng mà các bạn có thể mang qua và không cần thiết mang qua trước khi qua Nhật. Chúc bạn thành công.

Điều kiện và thủ tục đi du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản ngày càng thiết chặt, các tiêu chí để vào Nhật cũng dần được yêu cầu cao hơn. Ở bài viết này Tư vấn du học Nhật Bản samurai muốn giới thiệu vắn tắt một số điều kiện cơ bản để các bạn nắm được khi tham gia chương trình du học Nhật:


Đối tượng:
- Nam/ Nữ tuổi: Từ 18 – 30, đã tốt nghiệp PTTH, Trung Cấp, Cao đẳng hoặc Đại học.
- Có lí lịch rõ ràng, có nguyện vọng đi Du Học Nhật Bản và được gia đình ủng hộ.
- Nếu là lao động đã từng đi Nhật về nước (tu nghiệp sinh, thực tập sinh) hợp pháp có chứng chỉ tiếng Nhật N3 trở lên (chưa từng bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản trục xuất).
Trong phần này, các bạn cần nắm được, mặc dù khung tuổi lấy từ 18 đến 30 nhưng, thời gian sau khi ra trường của các bạn cũng không được quá lâu, tính đến thời điểm gửi hồ sơ tham gia.
+ Nếu chỉ tốt nghiệp THPT, thì từ lúc ra trường đến lúc tham gia chỉ tối đa 3 năm.
+ Tốt nghiệp cao đẳng: 4 năm.
+ Tốt nghiệp đại học: 5 năm.
Mọi khoảng thời gian trống đều phải giải trình (thường thì các công ty tư vấn du học sẽ hướng dẫn rất chi tiết cái này).
Đối với Nhật Bản, họ  quan niệm, đã đi học thì học một mạch rồi đi làm, chứ nghỉ lâu quá rồi, quay lại đi học họ thấy "không đẹp".

Điều kiện đủ:
- Học tiếng Nhật trước xuất cảnh tối thiểu phải đạt được trình độ N5 (trình độ căn bản, học khoảng 3 tháng có thể thi được chứng chỉ này).
- Năng lực tài chính.
...

du học nhật bản

sữa bột cho trẻ

thời trang mode 365

spa hà nội trị mụn uy tín

du học nhật bản